Kỹ thuật cán nền lát gạch tốt, đạt tiêu chuẩn giúp nền nhà bằng phẳng, thẩm mỹ, tăng độ bền của sàn. Nền có đẹp, bằng phẳng và bền hay không phụ thuộc rất nhiều vào kỹ thuật lát gạch nền của thợ thi công.

Cán nền là một công đoạn được thực hiện trước khi lát gạch. Có tác dụng làm nền vững chắc hơn, gạch lát bằng phẳng, nền nhà đầm và tăng khả năng bám dính giữa nền và gạch.

Để cán nền thì thợ cần dọn dẹp sàn, pha trộn lớp nền, có thể là ximăng với cát hoặc cốt thép tùy vào công trình, trải nền và cán nền sau đó lát gạch.

Tại sao cần cán nền lát gạch?

Nếu không cán nền thì gạch sẽ được lát trực tiếp trên nền bê tông, không có một lớp lót nào bằng xi măng cát. Tuy nhiên, hệ số giãn nở của sàn bê tông cốt thép nhỏ hơn nhiều so với gạch lát nền, khi có sự tác động từ ánh sáng mặt trời thì gạch hấp thụ nhiệt và nở ra nên gạch sẽ chèn mạch, đến một thời điểm nhất định khi không còn không gian giãn nở thì sẽ bị bung gạch trong phòng.

Lớp vữa nền có tác dụng là lớp đệm gia tăng độ bằng phẳng cho nền gạch, giúp hấp thụ bớt nhiệt từ gạch lát, giảm tối đa khả năng giãn nở của gạch.

Quy trình cán nền lát gạch đúng tiêu chuẩn

Bước 1: Kiểm tra chất lượng sàn trước khi cán nền

Biện pháp thi công cán nền lát gạch hiệu quả

Việc đầu tiên cần làm là kiểm tra chất lượng sàn, đối với cán nền lát gach nhà vệ sinh hay những khu vực sàn rửa thì cần xử lý chống thấm sàn thật kỹ. Nếu thi công cải tạo công trình cũ thì cần đục lớp vữa xi măng cũ bám trên mặt do quá trình xây trước đó, dọn dẹp sạch sẽ tất cả những vết tích cũ, sau đó khôi phục lại độ cao chuẩn của sàn.

Để tăng độ liên kết giữa sàn và lớp vữa, trước khi đổ lớp vữa ra sàn, bạn nên quét một lớp dầu hồ để tăng tính kết dính.

Bước 2: Tạo lớp nền bề mặt và cán nền

Tiếp đó thợ tiến hành trộn vữa lót, trộn xi măng và cát xây rồi cho nước vào để ngấm dần, lượng nước vừa đủ để vữa khô vừa phải, không quá nhão cũng không quá khô.

Biện pháp thi công cán nền lát gạch hiệu quả

Khi thấy vữa đã ngâm trộn vừa đủ, chúng ta sẽ đổ lớp vữa lót lên bề mặt sàn, dùng thước xây để tạo độ phỗng cho nền nhà. Độ dày vữa lót tiêu chuẩn là 2 – 3 cm, không nên đổ quá dày vì có thể sẽ làm thay đổi kết cấu của thiết kế ban đầu, thợ có kỹ thuật cán nền lát gạch tốt sẽ cho ra lớp nền tiêu chuẩn.

Việc cán nền sẽ được thực hiện bằng thước nhôm, thước cán, máy đầm rung hoặc thước cán công nghiệp có laser tùy vào diện tích mặt sàn hoặc vị trí cán.

Bước 3: Lát gạch nền nhà

Trước khi lát gạch, thợ cần vệ sinh bề mặt nền, cần đảm bảo bề mặt nền không có vết bẩn, lớp láng bằng phẳng, dùng dây cước kéo căng một đường thẳng sau đó tiến hành lát gạch từ trái qua phải hoặc từ trong ra ngoài. Bạn nên chuẩn bị trước nước xi măng, trước khi lát gạch thì phun đều lên lớp nền để tăng độ bám dính giữa lớp lót nền và viên gạch.

Biện pháp thi công cán nền lát gạch hiệu quả

Bạn cần quan sát thật kỹ để biết được chiều gân của mặt dưới viên gạch. Sau đó đặt gạch theo đúng chiều vân đó lên trên lớp vữa lót. Tùy thuộc vào kích thước,chủng loại của gạch ta để mạch vữa làm sao cho thật đẹp.

Sau khi đặt gạch xuống bạn nên dùng búa cao su để chỉnh gạch. Đập nhẹ vào 4 góc cũng như giữa viên gạch để tạo độ dính chặt giữa gạch và lớp vữa lót nền, căn chỉnh độ phẳng giữa các viên gạch.

Để giảm thiểu tối đa những vấn đề phát sinh khi sử dụng, khi lát gạch nền nên chọn gạch đạt quy cách, không cong vênh hay sứt mẻ, nền gạch sạch sẽ không dính vôi vữa, cốt nền bằng phẳng và vững chắc.

Bước 4: Chít mạch gạch và chà ron gạch

Khi gạch đã bám dính vào nền, chúng ta sẽ tiến hành bước cuối là chít mạch.

Trộn vữa xi măng trít mạch: lấy 1 phần cát mịn và một phần xi măng (tỷ lệ 1:1) trộn đều, chế nước từ từ, đảo trộn đạt độ nhão vừa phải. Xi măng trắng và bột màu, nước than có thể được sử dụng để thay đổi màu mạch vữa, các viên gạch cắt theo yêu cầu, khác màu, lát đan xen trang trí làm tăng hiệu quả thẩm mỹ của bề mặt mạch vữa và nền gạch lát.

Thợ sẽ dùng bay có mũi nhọn để đưa một lượng bột chít mạch vừa đủ vào mạch gạch, sau đó lại dùng bay gạt phần bột thừa ra, hạn chế không làm bột chít mạch dính trên nền gạch gây mất thẩm mỹ. Tầm 6 -8 tiếng sau khi chít mạch thì sẽ chà ron, lần 1 pha bột lỏng để bột có thể dễ dàng hơn trong việc lấp kín mạch gạch, làm tới đâu lau tới đó, lần 2 sẽ pha bột đặc hơn và tiếng hành sau 1 tiếng, thợ sẽ dùng bay mũi nhọn trét kín mạch và chà bằng mặt gạch.

Bước 5: Vệ sinh nền

Đây là một trong những khâu quan trọng nhất để hoàn thiện nền nhà nhằm đảm bảo tính thẩm mỹ, giữ lại màu sắc tự nhiên của sản phẩm.

Biện pháp thi công cán nền lát gạch hiệu quả

Sau 24 – 36 giờ đồng hồ thì mạch vữa đã khô cứng, thợ sẽ thực hiện vệ sinh lần cuối để lau dọn, tẩy rửa các vết vữa dính trên nề gạch, xả nước lau chùi nền để gạch lên màu sáng bóng hơn.

Biện pháp thi công cán nền lát gạch hiệu quả

Bạn không nên làm sạch nền quá sớm hoặc quá muộn so với khoảng thời gian nêu trên vì nếu quá sớm mạch vữa chưa đủ độ liên kết sẽ bị bong còn nếu quá muộn vữa xi măng đông kết cứng rất khó cho việc làm sạch. Tuyệt đối không sử dụng các loại hoá chất để tẩy và làm sạch sản phẩm.

Trên đây là những chia sẻ của DTF về kỹ thuật cán nền lát gạch nền đúng tiêu chuẩn trong xây dựng. Hy vọng qua bài viết các bạn sẽ biết cách thực hiện công việc của mình một cách tốt nhất để sở hữu một không gian sống và làm việc hoàn hảo như mong muốn.

5/5 - (1 bình chọn)