I. Thiết kế quy hoạch là gì?

Quy hoạch xây dựng là thuật ngữ nói đến việc thực hiện tổ chức hay định hướng việc tổ chức cho không gian vùng, đô thị, điểm dân cư và các hệ thống công trình hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật để tạo ra một không gian sống phù hợp cho tất cả người dân cư trú tại những vùng lãnh thổ đó.

Nhiệm vụ của thiết kế quy hoạch là khảo sát và làm thế nào để có thể đảm bảo cân đối giữa lợi ích của đất nước, cộng đồng và có thể thực hiện được các mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa, an ninh, quốc phòng đồng thời bảo vệ môi trường sống.

Trong đó, thiết kế quy hoạch đô thị được hiểu là cụ thể hóa nội dung về quy hoạch chung và quy hoạch chi tiết về tổ chức không gian bên ngoài của công trình, chẳng hạn như thiết kế bố cục, tạo cảnh quan và trang trí cho không gian của đô thị. Một thiết kế đô thị tốt chính là thiết kế sẽ khiến cho đô thị trở có những nét đặc trưng riêng với những công trình được xây dựng hài hòa từ đó tạo được vẻ đẹp cho không gian và cảnh quan xung quanh.

Thiết kế quy hoạch khu dân cư, đô thị mới vừa và nhỏ

Công ty CP Thương mại dịch vụ DTF Việt Nam là một đơn vị tư vấn độc lập trong hoạt động thiết kế xây dựng với nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế quy hoạch, lập dự án đầu tư, thiết kế, quản lý dự án và giám sát thi công, làm thủ tục chứng chỉ thiết kế quy hoạch xây dựng, công trình xây dựng,… Bao gồm các dịch vụ sau:

  • Quy hoạch khu trung tâm đô thị/ Thiết kế đô thị
  • Quy hoạch khu phức hợp đô thị/ Thiết kế đô thị
  • Quy hoạch khu nhà ở/ Thiết kế đô thị
  • Quy hoạch khu phức hợp thể dục thể thao/ Thiết kế đô thị
  • Quy hoạch khu nghỉ dưỡng resort
  • Quy hoạch cảnh quan
  • Quy hoạch công viên và giải trí
  • Quy hoạch khu công nghiệp
  • Quy hoạch khu kinh tế

II. Nội dung triển khai chính trong quy hoạch khu dân cư, đô thị mới vừa và nhỏ

Khi tiến hành ý tưởng thiết kế quy hoạch đô thị nào, chủ đầu tư các quy hoạch chung và nhất nhất phải tuân theo những yêu cầu sau đây:

– Xác định mục tiêu quy hoạch

– Đánh giá hiên trạng khu đất xây dựng

  • Đặc điểm tự nhiên: Vị trí, giới hạn khu đất; Điều kiện tự nhiên
  • Hiện trạng khu đất quy hoạch: Dân số, hiện trạng sử dụng đất, hiện trạng công trình hạ tầng kỹ thuật
  • Đánh giá điều kiện đất xây dựng: Thuận lợi, Khó khăn

– Xác định nhiệm vụ thiết kế, tính chất của dự án và các chức năng cần nghiên cứu cho ý tưởng quy hoạch

– Trình bày nội dung ý tưởng định hướng phát triển không gian khu đô thị

– Định hướng phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị

– Danh mục quy hoạch chi tiết, bao gồm:

  • Thiết kế quy hoạch chung;
  • Thiết kế quy hoạch chi tiết;
  • Thiết kế quy hoạch các khu đô thị, khu nhà ở, khu vui chơi giải trí, khu công nghiệp…;
  • Thiết kế khu nhà ở gia đình, sân vườn tiểu cảnh… ;
  • Thiết kế cảnh quan;
  • Thiết kế kiến trúc;
  • Thiết kế san nền;
  • Thiết kế hạ tầng kỹ thuật cấp điện, cấp nước, thoát nước…
  • Và các công việc khác trong lĩnh vực quy hoạch kiến trúc.

Thiết kế đô thị trong quy hoạch chung yêu cầu như thế nào?

Khi tiến hành ý tưởng thiết kế quy hoạch đô thị nào, chủ đầu tư các quy hoạch chung và nhất nhất phải tuân theo những yêu cầu sau đây:

Xác định chính xác vùng kiến trúc và cảnh quan đặc trưng của đô thị. Đồng thời nắm được nguyên lý về tổ chức không gian của những khu trung tâm, các cửa ngõ của đô thị, những tuyến phố trọng điểm, những trục không gian chính, không gian cho cây xanh, mặt nước, quảng trường lớn và các điểm nhấn đặc biệt trong khu vực thiết kế quy hoạch.

Đưa ra được quy định chính xác chiều cao tối đa và tối thiểu hoặc có thể khống chế được chiều cao của các công trình thuộc những khu chức năng nằm trong đô thị.

Có thể xây dựng theo những yêu cầu về quản lý kiến trúc của đô thị theo những nội dung của đồ án quy hoạch chung để quản lý tốt các kiến trúc cảnh quan của toàn đô thị theo nội dung của đồ án quy hoạch

III. CÁC NGUYÊN TẮC VÀ CÁC GIẢI PHÁP THIẾT KẾ ĐÔ THỊ

1. Nguyên tắc:

Thiết kế quy hoạch khu dân cư, đô thị mới vừa và nhỏ

– Tạo ra một đường chân trời sinh động với các công trình có cao độ đa dạng.

– Cho phép tạo nên sự linh hoạt về mật độ và hình khối trong khu vực dự án mà vẫn đạt được các mục đích tổng thể về cơ cấu và đặc điểm đô thị toàn khu vực

– Tạo ra các đường phố lớn và các không gian công cộng với tầng cao và mật độ xây dựng công trình được nhấn mạnh để tạo không gian chủ đạo cho khu đô thị mới.

– Bố trí các chức năng công cộng quan trong dọc trên các tuyến đường lớn để tận dụng lợi thế đặc biệt của khu đất.

– Nhấn mạnh các khu nhà ở đa chức năng và thương mại dọc theo các đường phố lớn phù hợp với hình thức phát triển xây dựng của khu vực.

– Tạo nên các không gian đi bộ xuyên qua các khu chức năng để gắn kết các khu vưc cảnh quan trong dự án.

– Sử dụng kiến trúc cao tầng để nhấn mạnh tại các điểm nút trong khu vực.

– Tăng cường các góc nhìn quan trọng từ các khu vực cảnh quan tự nhiên, cây xanh và mặt nước tới các khu chức năng quan trọng của khu vực dự án.

– Thiết lập một hệ thống không gian mở liên kết rõ ràng với sự phân cấp theo thứ bậc về quy mô xây dựng và chức năng sử dụng.

– Tăng cường đặc trưng kiến trúc truyền thống trong các mô hình phố tại khu vực dự án cũng như khu vực dân cư.

– Tạo trục có tính dẫn hướng đến các công trình quan trọng như công trình dịch vụ đô thị, các trung tâm hoạt động đông người.

2.Tổ chức không gian:

2.1. Tạo các không gian trống tích cực, sống động an toàn:

Các không gian trống trong khu đô thị như khoảng cách giữa hai nhà, khoảng trống phía trước các công trình dịch vụ, các góc phố…được thiết kế hoàn chỉnh tạo thẩm mỹ cho không gian.

Đặc biệt các không gian công cộng trước các công trình sẽ được lập thành khi các công trình tuân theo một chỉ giới thống nhất, thẳng hàng để ‘định hình’ không gian.

Các công trình trong dự án luôn chú ý tới không gian khoảng xây lùi để tạo lập không gian, không gian phía trước những nơi sinh hoạt cộng đồng như ăn uống, giải khát, nơi gặp gỡ bạn bè, nơi họp chợ hay hội hè), nơi đi qua (phố, đường phố)….

Thiết kế quy hoạch khu dân cư, đô thị mới vừa và nhỏ

“Thổi sức sống” vào các không gian này bằng cách trồng cây và hoa, bố trí các thiết bị và tiện ích đường phố, các công trình điêu khắc – nghệ thuật, và nhiều các chi tiết khác để không gian đó trở nên sống động, ấm áp. Tạo thêm nhiều không gian sống động ở phía trước công trình nhà ở.

2.2. Thiết kế giao diện giữa công trình và không gian trống:

Để tạo được một không gian hoàn chỉnh các không gian ở giữa hai công trình những yếu tố tạo nên không gian tích cực làm tăng thêm cảnh quan xung quanh là rất quan trọng.

‘Giao diện’ là hình thức bên ngoài công trình, khoảng xây lùi –  khoảng cách giữa chỉ giới đường đỏ và chỉ giới xây dựng, phần không gian tầng 1, và những thành phần khác có ảnh hưởng đến mỹ quan chung.

Các thủ pháp thiết kế giao diện trong dự án được áp dụng bao gồm:

– Các công trình và không gian trống được thiết kế đồng thời theo những chủ đề, ý tưởng thống nhất. Tránh tình trạng để không gian trống là “phần thừa”, “phần còn lại” một cách ngẫu nhiên, vô thức sau khi bố trí công trình.

– Tạo nhịp điều kiến trúc hợp lý thông qua việc hướng dẫn thiết kế vị trí, kích thước các cửa đi, cửa sổ, hiên, ban công, logia sao cho cả tuyến phố đều đẹp.

– Khống chế các kích thước và vị trí, không nên áp dụng một mẫu cứng nhắc, sẽ làm giảm sự phong phú đa dạng của kiến trúc.

– Cân nhắc và khống chế sự chênh giữa cốt sàn tầng trệt so với cốt vỉa hè: tránh tình trạng cốt chênh quá lớn khiến vệt dắt xe máy lấn chiếm và cản trở việc đi lại của mọi người trên vỉa hè chung

– Hướng dẫn việc bố trí các chức năng sử dụng ở tầng trệt của dãy nhà ở liền kề, tổ chức các hoạt động bên trong công trình sao cho nó góp phần làm sinh động không gian nhìn từ bên ngoài, cải thiện diện mạo và không khí khu vực (cafe, quán ăn, cửa hiệu, sảnh lớn)

– Ở những phố có hè rộng, các hoạt động thương mại, dịch vụ – của các dãy nhà biệt thự liền kề hoặc các công trình dịch vụ công cộng, được phép tràn từ trong công trình ra bên ngoài hè phố. Nhưng cần phải xác định chỉ giới nhất định cho các hoạt động này và phải quản lý chặt chẽ việc sử dụng vỉa hè. Tránh tình trạng vỉa hè bị lấn chiếm tràn lan, mất trật tự như hiện nay.

Chọn lựa giải pháp kiến trúc cho công trình nhằm đạt được giá trị thẩm mỹ cho cảnh quan chung, cụ thể là:

– Phù hợp với các công trình lân cận về chỉ giới; nhịp điệu kiến trúc theo phương ngang, phương đứng; chiều cao, hình thức mái, vật liệu xây dựng…

Tuy nhiên, một công trình có thể có hình thức rất đặc biệt tạo điểm nhấn, tạo hiệu quả thị giác bất ngờ và đối nghịch. Những công trình này được xác định đặt ở góc đường, hoặc cuối điểm nhìn: như khối nhà hỗn hợp, các khối nhà biệt thự ở góc phố.

– Phù hợp với hình thái kết cấu không gian khu vực về mạng đường, ô đất, kiểu kiến trúc.

– Các công trình có chi tiết kiến trúc đặc trưng, vật liệu địa phương…

– Tạo mặt đứng kiến trúc phong phú về chi tiết khi nhìn ở các cự li khác nhau: thủ pháp mấu chốt là nhấn mạnh nhịp điệu kiến trúc theo phương đứng và các công trình luôn được quan tâm cả 4 mặt, tránh phô diễn những mảng tường trống.

– Với những dãy phố có hướng bất lợi (hướng Tây, Tây-bắc) cần có hướng dẫn sử dụng vật liệu che nắng tạm thời để đảm bảo mỹ quan chung.

– Khuyến khích sử dụng đồng bộ một kiểu mái che, tấm che trên một tuyến phố, khu phố để nhấn mạnh đặc trưng nhân tạo của khu vực.

2.3 Thiết kế Công trình: Khối tích – kích thước và Chức năng linh hoạt:

Thiết kế quy hoạch khu dân cư, đô thị mới vừa và nhỏ

Các công trình khi thiết kế luôn chú ý tới:

+ Tính bền vững môi trường (về tiêu thụ năng lượng, về khả năng thích ứng của không gian với các loại sử dụng khác nhau) quan hệ với cấu trúc đô thị xung quanh.

+ Chất lượng môi trường sinh hoạt trong công trình và nói rộng ra là trong cả khu vực đô thị.

Vì vậy khi bố trí và thiết kế các công trình, cần cân nhắc kỹ càng các yếu tố:

+ Chiều sâu, Chiều rộng

+ Tầng cao xây dựng

+ Góc công trình (các công trình nằm ở góc phố)

+ Chức năng (đa dạng)

+ Tính linh hoạt của công trình

2.4. Hệ thống không gian mở:

* Nguyên tắc thiết kế

+ Thiết kế cách tiếp cận đến các không gian mở dễ dàng

+ Kết nối các không gian mở thành hệ thống

+ Dùng các yếu tố cây xanh cảnh quan để cải thiện vi khí hậu

+ Xây dựng cơ chế quản lý không gian mở ngay từ khi thiết kế

2.4.1. Thiết kế hệ thống không gian trống

Tạo ra đa dạng các hình thức không gian trống: có rất nhiều loại hình không gian trống trong khu vực nghiên cứu. Những không gian mở này được thiết kế linh hoạt và liên hòa với nhau tạo thành một hệ thống không gian mở hấp dẫn. Điều này tạo cho người dân càng có nhiều cơ hội vui chơi, thư gian và yêu mến nơi ở của họ.

Các loại hình không gian mở trong khu đô thị mới được thiết kế chi tiết từ những không gian lớn đến những không gian nhỏ. Từ những không gian công cộng cho tới những không gian mở ở trước từng ngôi nhà, những không gian này đều được quản lý, thiết kế tạo nên hệ không gian mở hữu ích.

Thiết kế quy hoạch khu dân cư, đô thị mới vừa và nhỏ

+ Sân bãi phục vụ vui chơi, thể dục thể thao trong khu vực dự án không thể thiếu những không gian dành cho những hoạt động của trẻ em. Những không gian mở này được đặt chính thức thành các khu vui chơi giải trí có ý đồ, ví dụ như sân bóng đá, sân bóng rổ, sân chơi trẻ em.

+ Quảng trường phía trước công trình: Các không gian công cộng này được thiết kế có khoảng lùi thích hợp tạo nơi giao lưu, đi lại thích hợp. Những không gian này bố trí tại phía trước các công trình dịch vụ như: khách sạn, nhà ở hỗn hợp…

+ Sân chung: Là không gian bán tư hữu, không mở ra cho toàn thể cộng đồng mà thường được bố trí bên trong các ô phố, có vai trò như không gian trống phục vụ chung cho toàn bộ dân cư trong một ô phố, một nhóm nhà nhất định. Những không gian này được thiết kế chi tiết hoàn hảo với ghế ngồi, gách lát, hoa cỏ, đèn chiếu sáng, tạo nên một không gian thân thiện cho ngươì dân.

+ Sân chơi cho trẻ: Là các không gian trống nhỏ làm sân chơi cho trẻ, thường được rào chắn an toàn và nằm trong phạm vi đi bộ từ các nhà ở xung quanh, được quan sát trông nom dễ dàng bởi dân cư xung quanh

+ Sân trong (của một công trình): Các không gian này là không gian mở tư hữu, được đảm bảo một khoảng lùi nhất định dùng để đỗ và sữa chữa xe cộ, phương tiện giao thông cá nhân, không gian xanh trước từng ngôi nhà.

2.4.2. Thiết kế hệ thống các tuyến, điểm cây xanh cảnh quan:

+ Các hành lang xanh của khu đô thị: Các tuyến đường vòng xung quanh khu đô thị, đường dạo – có chức năng như các tuyến sinh thái – là nơi cách ly khu đô thị với các khu vực xung quanh. Những tuyến này là những tuyến cây xanh bao quanh khu vực dự án, dọc theo con kênh, các tuyến đường phía bắc, nam bao quanh dự án, đó là những ‘ngón tay’ xanh – thâm nhập vào các khu chức năng cho đến khu trung tâm của khu đô thị.

+ Các tuyến cây xanh đường phố:

– Khu cây xanh

Khu vực này được thiết có nhiều cây cối, hoa cỏ nhiều mầu sắc, kết hợp với hệ thống đèn chiếu sáng, tiện ích đô thị tạo nên khu vui chơi giải trí lý tưởng cho người dân địa phương. Khu vực này được bố trí đường dạo và trở thành khu công viên của khu vực là điểm dừng trong khu đô thị.

– Các không gian xanh: Các bãi cỏ – thường là nơi tổ chức các hoạt động cộng đồng như nơi giao lưu, gặp gỡ, trò truyện hoặc tổ chức các hoạt động thể thao như đánh cờ, đá bóng, đấu vật trong khu dân cư.

IV. Xác định các không gian cảnh quan tạo lập hình ảnh đô thị:

1. Các khu vực không gian trọng tâm:

1.1. Các khu vực trung tâm

Tại các điểm tiếp cận đến các khu vực đặc biệt như khu trung tâm, khu vui chơi giải trí, hay tại các lối vào các đơn vị ở, tại các nút giao thông, các đầu mối giao thông như ngã ba, ngã tư của các điểm giao cắt giao thông… được khai thác để bố trí các công trình kiến trúc đặc biệt như cổng chào, trang trí đường phố với hình thức kiến trúc phong phú, phù hợp với ý nghĩa của địa điểm. Điều này không những làm tăng thêm những đặc trưng, tạo nên những hình ảnh hấp dẫn cho các khu vực khác nhau trong khu đô thị và toàn bộ khu vực nói chung mà còn giúp người sử dụng cảm nhận được không gian, xác định phương hướng và đường đi trong không gian được dễ dàng, hiệu quả.

1.2. Các đơn vị nhà ở

* Khu nhà liên kề:

DTF hợp tác đầu tư và triển khai dự án khu dân cư Memory Emperor

Khi thiết kế mặt đứng cho một dãy nhà liên kế cần đảm bảo các nguyên tắc sau:

+ Có tầng cao như nhau trong một dãy nhà;

+ Có hình thức kiến trúc hài hoà và mái đồng nhất cho một khu vực về chỉ giới; nhịp điệu kiến trúc theo phương ngang, phương đứng; chiều cao, hình thức mái, vật liệu xây dựng;

+ Có màu sắc chung cho một dãy nhà;

+ Thống nhất khoảng lùi và hình thức hàng rào cho một dãy nhà;

+ Có hệ thống kỹ thuật hạ tầng thống nhất;

+ Trong một đoạn phố có thể có nhiều dãy nhà khác nhau;

Tạo nhịp điều kiến trúc hợp lý thông qua việc hướng dẫn thiết kế vị trí, kích thước các cửa đi, cửa sổ, hiên, ban công, logia… sao cho cả tuyến phố đều đẹp. Các kích thước và vị trí được khống chế. Các công trình nhà ở được áp dụng mặt đứng theo mẫu không cứng nhắc tạo nên sự phong phú đa dạng của kiến trúc trong khu vực.

+ Các công trình cần cân nhắc và khống chế sự chênh lệch giữa cốt sàn tầng trệt so với cốt vỉa hè: tránh tình trạng cốt chênh quá lớn khiến vệt dắt xe máy lấn chiếm và cản trở việc đi lại của mọi người trên vỉa hè chung.

+ Các chức năng sử dụng ở tầng trệt của các công trình, tổ chức các hoạt động bên trong công trình sao cho nó góp phần làm sinh động không gian nhìn từ bên ngoài, cải thiện diện mạo và không khí khu vực (cafe, quán ăn, cửa hiệu, sảnh lớn, phòng đón tiếp, …)

+ Với những dãy phố có hướng bất lợi (hướng Tây, Tây-bắc) phải sử dụng  vật liệu che nắng tạm thời để đảm bảo mỹ quan chung. Khuyến khích sử dụng đồng bộ một kiểu mái che, tấm che trên một tuyến phố, khu phố để nhấn mạnh đặc trưng nhân tạo của khu vực.

* Khu nhà Biệt thự:

+ Đảm bảo về các chỉ tiêu về khoảng lùi, mật độ xây dựng, tầng cao trung bình như đã nêu.

Chọn lựa giải pháp kiến trúc cho công trình nhằm đạt được giá trị thẩm mỹ cho cảnh quan chung, cụ thể là:

+ Các công trình bám dọc trục đường phải phù hợp với các công trình lân cận

+ Phù hợp với hình thái kết cấu không gian khu vực về mạng đường, ô đất, kiểu kiến trúc

+ Củng cố đặc trương khu vực thông qua hình thức kiến trúc, chi tiết kiến trúc đặc trưng, vật liệu địa phương như sử dụng các lọai gạch đá ong, gạch đất nung, đá tự nhiên…

+ Tạo mắt đứng kiến trúc phong phú về chi tiết khi chiêm ngưỡng ở các cự li khác nhau: thủ pháp mấu chốt là nhấn mạnh nhịp điệu kiến trúc theo phương đứng và tránh phô diễn những mảng tường trống

+ Với những dãy phố có hướng bất lợi (hướng Tây, Tây-bắc) phải sử dụng vật liệu che nắng tạm thời để đảm bảo mỹ quan chung. Khuyến khích sử dụng đồng bộ một kiểu mái che, tấm che trên một tuyến phố, khu phố để nhấn mạnh đặc trưng nhân tạo của khu vực.

1.3. Dịch vụ công cộng trong đơn vị ở

Các công trình dịch vụ công cộng trong đơn vị ở bao gồm: trường học, nhà trẻ, và các điểm dịch vụ công cộng. Để không gian được hấp dẫn hợn các điểm dịch vụ công cộng trong đơn vị ở tạo dựng không gian sống động bằng các hình thức không gian ngoài trời như mái dù, vỏ mỏng…

1.4. Các trục không gian chủ đạo

Các không gian dạng tuyến được định hình bằng các công trình nhà liền kề dọc theo các tuyến đường của khu vực, và hàng cây hai bên của những con đường được thiết kế tạo ra những tuyến cảnh quan hấp dẫn. Và hiệu quả thị giác đạt được cao hơn nữa tại những điểm chốt đẹp ở cuối con đường hoặc tại những ngã ba, ngã tư của con đường bằng việc khai thác được những cảnh quan đẹp (bồn nước, vườn hoa, công trình …) ở cuối tuyến.

Sự kết hợp giữa ngôn ngữ tuyến (tuyến thị giác) và điểm (công trình chốt) là một thủ pháp đạt hiệu quả về thị giác thẩm mỹ rất cao được áp dụng trong tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan của khu vực đô thị.

1.5. Khu vực cửa ngõ, nút giao thông, quảng trường:

– Không gian cửa ngõ, nút giao thông: Những không gian này được thiết kế tạo nên điểm nhấn cho khu vực và điểm dẫn hướng tuyến cho không gian kế tiếp.

– Quảng trường: đây là những không gian công cộng chứa những nút hoạt động (ví dụ các phố cafe, phố chợ, phố đi bộ…) cùng với các khu vực bổ trợ – là những không gian yên tĩnh để nghỉ chân và quan sát mọi người. Bố trí các nút hoạt động phải đảm bảo các yêu cầu:

Sự rõ ràng của không gian: cho phép người sử dụng có thể quan sát toàn bộ không gian, đồng thời cho phép họ có thể tùy thích: ngồi chơi hay nán lại những nơi có các hoạt động hấp dẫn.

Điểm nghỉ chân: những điểm nghỉ có mái che, ghế ngồi, vòi nước uống, nước rửa tay… trong các quảng trường và công viên, đặc biệt nên để gần các nút hoạt động và các nút giao thông.

Những không gian vui chơi cho trẻ em nên được bố trí gần cận với nhà ở để cha mẹ có thể trông nom chúng dễ dàng, đồng thời có thể gặp gỡ chuyện trò với nhau, làm tăng tình cảm xóm giềng.

1.6. Các công trình chủ chốt

1.7. Cây xanh:

1.8 Hệ thống giao thông khu đô thị

Thiết kế quy hoạch khu dân cư, đô thị mới vừa và nhỏ

2. Xác định những yếu tố tiện ích đô thị:

2.1 Trang thiết bị kỹ thuật:

+ Trang thiết bị đường phố bao gồm: chiếu sáng đô thị, thùng rác, vệ sinh công cộng, hàng rào…

– Ngoài ra cần thiết kế tiện nghi: bậc thang, tường, thành bể, đài phun, lan can cho người già, cho người đi xe lăn, hệ thống âm thanh, thảm cỏ.

+ Chiếu sáng đô thị

Thông thường, các hệ thống chiếu sáng được bố trí để phục vụ đường giao thông cơ giới. Trong TKĐT, chiếu sáng cần nâng lên thành một ‘nghệ thuật’ vừa trang hoàng cho công trình, cho không gian, vừa chiếu sáng cho cả người đi bộ và các phương tiện cơ giới. Ánh sáng có thể được tạo ra từ các cột đèn đường, từ các đèn lắp trên các tòa nhà, hay trên các cột đèn thấp, các đèn từ dưới hất lên, các đèn đặc biệt chiếu cây xanh, các ánh sáng chiếu vào mặt đứng các công trình hay chính ánh sáng hắt ra từ của sổ các tòa nhà. Bằng sự kết hợp tất cả các nguồn sáng trên, chúng ta sẽ đạt được một mức chiếu sáng mong muốn và qua đó thu hút sự chú ý đến những phần nhất định của không gian và che dấu đi những phần khác. Hình dạng và màu sắc của ánh sáng cũng tạo ra hiệu quả khối ba chiều, biến đổi cảm nhận của chúng ta đối với không gian và trang hoàng cho cảnh quan đêm của khu vực. Càng sáng, càng thu hút được các hoạt động của con người trong đêm.

+ Trang thiết bị đường phố khác: được bố trí thuận tiện cho người sử dụng.

– Ghế ngồi: Những đồ vật này cần thiết kế đơn giản, dễ kê, gắn, phản ánh tính đương đại, hài hoà với cảnh quan xung quanh, tạo ra ấn tượng cho từng khu vực.

– Đồ cần bền và vật liệu phù hợp với tính năng nhươ: ghế ngồi không quá lạnh về mùa đông, không quá nóng về mùa hè…

– Ghế ngồi phù hợp với cảnh quan xung quanh. Sử dụng vật liệu ấm về mùa đông, mát về mùa hè.

– Tuỳ theo chức năng mà sử dụng phù hợp.

– Khoảng cách tối thểu là 100m bố trí một cụm ghế ngồi.

– Thùng rác

– Hình thức có thể thay đổi phù hợp với từng khu vực: nhã nhặn, hiện đại. bắt mắt, dễ nhận thấy. Bố trí 100m dặt một thùng.

Nhà đợi xe buýt, bốt điện thoại: Hình thức kiến trúc phù hợp với cảnh quan xung quanh, an toàn, đảm bảo về yêu cầu che mưa, che nắng cho người sử dụng. Vật liệu sử dụng phong phú, tạo nên sự phong phú về cảnh quan. Đặt ở tiện lợi và dễ sử dụng.

Không gian ngoài trời: Sử dụng kết cấu nhẹ, thông thoáng không che lấp tầm nhìn ra hồ. Có sử dụng những mầu sắc gây bắt mắt

Hàng rào, cổng: Cổng ra vào Cổng ra vào tạo thành điểm nhấn, có phong cách riêng.

2.2. Trang trí nghệ thuật trong đô thị

Thiết kế làng Đông Dương Resort & Camping phong cách Indochine

Các công trình nghệ thuật công cộng góp phần không nhỏ trong việc tạo đặc trưng cho một địa điểm, và thu hút mọi người đến chơi và ghé thăm nơi đó. Chỉ mất thêm một chút kinh phí nhưng lại nâng cao chất lượng không gian lên một bậc. Là kiến trúc nhỏ làm đẹp không gian, thêm phần dịu mát cho các xứ nóng, Chòi nghỉ.

Tượng sẽ được đặt ở những vị trí mà dễ nhìn thấy từ mọi hướng, nơi mọi người có thể gặp gỡ, giao lưu.

-Kích thước tượng từ 1-2,5m màu sắc phù hợp với cảnh quan xung quanh.

2.3 Biển chỉ dẫn và quảng cáo

– Biển chỉ dẫn:

Hệ thống biển chỉ đường nhiều khi lại gây rắc rối rất nhiều cho người tham gia giao thông. Thêm nữa, các biển chỉ đường, biển tên phố chỉ phục vụ cho các phương tiện cơ giới; biển hiệu cho người đi bộ thì hoàn toàn không có. Để cải thiện tình trạng trên, cần:

Thiết kế thống nhất và phối hợp hệ thống biển hiệu trên một phạm vi lớn. Ngay từ khâu tạo cấu trúc không gian, cần thiết kế không gian mạch lạc, sẽ giảm sự cần thiết các biển hiệu – đặc biệt là những biển hướng dẫn đường đi và hướng giao thông

Có thể dẫn hướng người đi bộ thông qua kiểu cách lát đường, đặt các biểu tượng nghệ thuật trên mặt đường, vỉa hè; và sử dụng các cách sáng tạo khác để giúp mọi người dễ dàng tìm hướng.

– Biển quảng cáo:

Thông tin về văn hoá, xã hội, lịch sử, môi truờng, thông tin về quảng cáo, thông tin đặc biệt, triển lãm đặc biệt…, thường đựơc đặt ở những nơi ra vào chính, hướng chính.

V. DTF – Công ty tư vấn thiết kế quy hoạch chuyên nghiệp

Trên con đường khẳng định vị thế hàng đầu trong lĩnh vực thiết kế và thi công, ngoài thế mạnh về dịch vụ, trình độ chuyên môn, công nghệ sản xuất thi công. DTF còn sở hữu đội ngũ kiến trúc sư tài năng, nhiệt huyết giàu kinh nghiệm, luôn không ngừng sáng tạo mang lại sự hài lòng và yên tâm tuyệt đối cho khách hàng.

Đến với công ty CP TMDV DTF Việt Nam, Khách hàng sẽ được cảm nhận sự khác biệt vượt trội về trình độ chuyên môn và tay nghề của đội ngũ Kiến trúc sư. 100% các Kiến trúc sư đều được đào tạo từ các trường đại học lớn, có kinh nghiệm thực hiện nhiều các dự án, công trình lớn trên cả nước. DTF cung cấp cho bạn và doanh nghiệp:

  • Dịch vụ tư vấn về quy trình tạo lập và trình thẩm định, phê duyệt các mẫu nhiệm vụ thiết kế quy hoạch xây dựng đô thị chi tiết hay đồ án quy hoạch chi tiết.
  • Hỗ trợ chủ đầu tư về trình thẩm định và phê duyệt nhiệm vụ khảo sát thiết kế quy hoạch chi tiết.
  • Tiến hàng nghiên cứu và đưa ra các ý tưởng thiết kế quy hoạch nhanh, báo cáo và lấy ý kiến chủ đầu tư và các cơ quan liên quan về những giải pháp liên quan quy hoạch xây dựng.
  • Tư vấn chủ đầu để thỏa thuận cùng với những cơ quan có liên quan đến đấu nối hạ tầng kỹ thuật xây dựng.
  • Đồng hành cùng với chủ đầu tư trình thẩm định và phê duyệt đồ án quy hoạch chi tiết.
  • Báo giá chính xác, trung thực, cụ thể cho từng dự án thiết kế quy hoạch.

Cam kết của chúng tôi

  1. Cam kết sự hài lòng của khách hàng

Chúng tôi sẽ giải đáp và tư vấn cho Khách hàng các phương án tối ưu, những vấn đề liên quan đến thiết kế để tạo ra một sản phẩm hoàn thiện, không gian phù hợp với nhu cầu khách hàng với chi phí tối ưu nhất.

  1. Cam kết ý tưởng thiết kế

Ý tưởng trong thiết kế là yếu tố quan trọng hàng đầu. Với đội ngũ Kiến trúc sư giàu kinh nghiệm và tính sáng tạo, DTF Design sẽ đưa gia các ý tưởng, giải pháp thiết kế mang tính thẩm mỹ cao, phù hợp công năng và phương án thi công sản xuất.

  1. Cam kết đúng tiến độ bàn giao

Đội ngũ KTS luôn bám sát kế hoạch được trao đổi, thống nhất với khách hàng. Cam kết chịu phạt tiến độ đúng như trong hợp đồng và thỏa thuận.

  1. Tác phong làm việc

Với tiêu chí mang đến dịch vụ tốt nhất cho Khách hàng. Trường hợp có mâu thuẫn, DTF sẽ giải quyết theo tinh thần bình đẳng, tôn trọng và hiểu biết.

  1. Bàn giao đầy đủ hồ sơ

  2. Tư vấn giám sát sau hợp đồng

Tư vấn giám sát và phối hợp giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình thi công.

Thiết kế làng Đông Dương Resort & Camping Bảo Lộc Lâm Đồng

Thiết kế quy hoạch dự án khu dân cư Memory Emperor Cao Phong Hòa Bình 

Liên hệ quy hoạch, thiết kế resort – khu nghỉ dưỡng với DTF: