Tham khảo những tiêu chuẩn thiết kế trường mầm non đẹp đạt chuẩn quốc gia quan trọng trước khi bắt tay vào thiết kế và thi công trường mầm non.

Mầm non vốn là nơi ươm mầm bao ước mơ của thế hệ con trẻ chúng ta, là tương lai đất nước sau này. Vì vậy, việc chú trọng và đặc biệt quan tâm vào thiết kế trường mầm non là vô cùng quan trọng. Không gian không những ảnh hưởng một phần đến tâm lý, sự thoải mái của trẻ nhỏ mà còn cung cấp cho con em cơ sở vật chất tốt nhất để giúp thế hệ tương lai của đất nước có điều kiện phát triển một cách toàn diện.

Thiết kế trường mầm non  không chỉ chú trọng vào tính thẩm mỹ mà nó còn là việc tìm kiếm những giải pháp cho không gian sống hỗ trợ học tập, sinh hoạt, kích thích tính sáng tạo, tư duy của trẻ và đảm bảo tính an toàn.

Thiết kế trường mầm non

Thiết kế trường mầm non với không gian sinh động kích thích tính sáng tạo của trẻ

1. Sự khác biệt của thiết kế trường mầm non

Nếu như thiết kế nội thất không gian nhà ở cần sự sang trọng và hiện đại thì thiết kế nội thất trường mầm non cần chú trọng vào tính thẩm mỹ, sự an toàn và công năng sử dụng (cơ sở vật chất đầy đủ và chất lượng).

Hiện nay, rất nhiều đơn vị đầu tư vào mảng trường mầm non tư thục, khi mà không gian nội thất của những trường tư thục đều giống nhau và được trang trí theo lối mòn cũ thì việc tạo ra sự khác biệt cho nội thất trường mầm non là vô cùng quan trọng. Đặc biệt, cần phải tạo được dấu ấn, đặc trưng riêng của thương hiệu mầm non, để sau này, về mặt dài hạn sẽ là một lợi thế vô cùng quan trọng.

Bên cạnh đó, thiết kế thi công trường mầm non cần có sự đầu tư về mặt ý tưởng, làm sao cho không gian có thể kích thích tính tư duy, sáng tạo của trẻ nhỏ, đảm bảo thẩm mỹ tạo hứng thú cho các bé. Để làm được điều này, người thiết kế cần phải tìm hiểu kỹ càng về tâm lý trẻ nhỏ cũng như có những kiến thức chuyên môn về thiết kế, hiểu và nắm rõ những tiêu chuẩn thiết kế quan trọng trong trường mầm non.

2. Những tiêu chuẩn thiết kế trường mầm non đẹp chuẩn quốc tế

2.1 Tiêu chuẩn thiết kế khu vực phòng ngủ và phòng sinh hoạt chung

Khi thiết kế trường mầm non, phòng ngủ và phòng sinh hoạt chung cần phải đảm bảo sự thoáng mát, rộng rãi với diện tích 2m2/bé. Khi ấy, bé sẽ có thể hoàn toàn thoải mái với giấc ngủ của mình, không lo bị va chạm hoặc cảm giác khó chịu, chật chội ảnh hướng đến giấc ngủ của trẻ.

Đối với hành lang cần rộng trên 3m tạo lối đi thoải mái cho trẻ, đặc biệt nên có hành lang sau sẽ tốt hơn.

Thiết kế trường mầm non

Phòng sinh hoạt chung cần rộng rãi và thoải mái cho trẻ

2.2 Tiêu chuẩn thiết kế nhà vệ sinh trường mầm non

Nhà vệ sinh là một khu vực đặc biệt quan trọng bởi đó là khu vực vô cùng nhạy cảm, luôn luôn đảm bảo sự sạch sẽ, tiện lợi thân thiện và phù hợp với các bé.

Nhà vệ sinh nên được ây dựng khép kín với phòng sinh hoạt và phòng ngủ hoặc liền kề với lớp, tiện lợi với các bé và cô giáo có thể dễ dàng quan sát. Cần chú trọng tới những tiêu chuẩn sau:

  • Tiêu chuẩn diện tích từ 0,40 m2 /trẻ đến 0,60 m2 /trẻ nhưng không nhỏ hơn 12 m2/phòng
  • Có vách ngăn cao 1,20 m giữa chỗ đi tiểu và bồn cầu
  • Kích thước mỗi ô đặt bệ xí là 0,8 m x 0,7 m
  • Bố trí từ 2 đến 3 tiểu treo dùng cho trẻ em nam và từ 2 xí bệt đến 3 xí bệt dùng cho trẻ em nữ

Khi thiết kế nhà vệ sinh, cần phải có vách ngăn để giáo viên có thể dễ quan sát và theo dõi các em, đề phòng trường hợp xấu có thể xảy ra, khi đó giáo viên có thể kịp thời để xoay xở. Bên cạnh đó, vách ngăn cũng giúp tiết kiệm không gian, tiết kiệm chi phí so với xây tường và  tạo sự thoáng mát cho phòng vệ sinh.

Đặc biệt, tuyệt đối không làm bồn tắm hoặc bồn chứa nước để tránh nguy cơ các bé có thể ngã vào đó rất nguy hiểm, dẫn đến những tình huống xấu có thể xảy xa.

Đối với gạch lát sàn, nên sử dụng gạch nhám và có bố trí thảm gai chống trơn trượt để tránh sàn ướt dễ gây ngã.

Kích thước bồn cầu không quá to cũng không quá nhỏ, cần thiết kế phù hợp với lứa tuổi của trẻ.

2.3 Tiêu chuẩn thiết kế trường mầm non khu vực nhà bếp

Khi thiết kế trường mầm non, khu vực nhà bếp cũng là nơi đặc biệt cần chú trọng và quan tâm cũng như vệ sinh an toàn thực phẩm. Không gian phòng bếp nên được thiết kế rộng rãi, sạch sẽ, đạt những tiêu chuẩn do Bộ giáo dục và Bộ ý tế đã đề ra.

Theo như yêu cầu quy định về tiêu chuẩn thiết kế khu vực bếp tại các trường mầm non do Bộ quy định thì tiêu chuẩn quan trọng nhất chính là nguyên tắc “một chiều” tức được hiểu là chuỗi hoạt động của các bộ phận công việc trong không gian bếp ăn phải tuân thủ theo một chiều nhất định. Với việc theo dòng một chiều này, các trẻ nhỏ và cán bộ giáo viên trong trường sẽ được đảm bảo đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể và an toàn cho sức khỏe.

Thiết kế phòng bếp cần kiểm soát mọi hoạt động một cách cẩn thận, tỉ mỉ về chất lượng các món ăn, hạn chế tối đa hiện tượng ngộ độc thực phẩm. Tuân thủ đúng những quy định do Bộ giáo dục và Bộ y tế đề ra về việc thiết kế khu vực bếp mầm non sẽ giúp nhà trường giảm thiểu tối đa nguy cơ xảy ra ngộ độc thực phẩm, mất an toàn vệ sinh thực phẩm và đảm bảo chất lượng dinh dưỡng bữa ăn, sức khỏe cho các bé giúp phát triển toàn diện về mặt thể chất cũng như tinh thần, trí lực đồng thời tăng sự tin tưởng và uy tín của nhà trường đối với phụ huynh học sinh nói chung.

Thiết kế khu vực bếp theo quy trình nghiêm ngặt và tuần tự:

– Kho chứa: các loại thực phẩm tươi sống sẽ được cân nhắc và lựa chọn bởi các chuyên gia dinh dưỡng, sau đó được nhập về và mang đi lưu trữ trong tủ lạnh, ngăn mát và ở các giá đỡ của tủ kho. Khu này được đặt các xa nơi để các thức ăn chính.

– Khu sơ chế: sơ chế các loại thực phẩm trước khi mang đi chế biến ở khu sơ chế. Đối với khu này, mô hình bếp ăn trường mầm non phải đảm bảo đầy đủ các loại dụng cụ như: dao, thớt, chậu, rổ, thùng rác, thiết bị xay thịt và hỗ trợ nấu ăn,…

– Khu vực nấu nướng: sau khi đã tiến hành sơ chế xong, thực phẩm được mang đi chế biến ngay hoặc có thể được bảo quản ở tủ mát trước khi nấu chín: Đây là khâu vô cùng quan trọng và có thể coi là trung tâm của khu vực bếp trường mầm non. Tại đây cần phải đảm bảo đầy đủ các dụng cụ như: tủ cơm công nghiệp, bếp rán, bếp hầm, bàn, giá inox, thiết bị giữ nóng thực phẩm, thức ăn, gia vị,….

– Khu phân loại thức ăn đã được nấu chín: tại khu vực này, phải được đặt ở nơi khô ráo, sạch sẽ và thoáng đãng, tránh xa những nguyên liệu thô, các nguyên liệu thực phẩm sống. Các phần ăn phải được đậy kín nắp trước khi mang cho trẻ.

– Khu rửa và vệ sinh: sau khi trẻ ăn xong, các khay đựng phải được đưa vào khu vực vệ sinh tại đây. Khu vực này cần đảm bảo đầy đủ các dung dịch tẩy rửa hợp vệ sinh và an toàn.

2.4 Tiêu chuẩn thiết kế phòng học trường mầm non

Các lớp học phải được thiết kế phù hợp với từng lứa tuổi, nói một cách dễ hiểu hơn đó là chia theo lớp mẫu giáo nhỡ(4 – 5 tuổi), mẫu giáo bé (3 – 4 tuổi) hay còn gọi là lớp lá và lớp chồi.

Màu sắc trong phòng học nên được hòa trộn một cách linh hoạt và năng động, cần sự đa dạng khơi gọi khả năng quan sát và nhận biết của trẻ giúp tăng khả năng sáng tạo, hình thành thói quen quan sát.

Thiết kế trường mầm non

Lớp học được bài trí gọn gàng, lối đi rộng rãi

Các lớp học cần được bài trí khoa học, đầy đủ các công cụ dụng cụ học tập, hệ thống bàn ghế cần bố trí gọn gàng và ngăn nắp tạo thói quen tốt cho trẻ và đảm bảo chất lượng học tập, giúp trẻ thoải mái tự do học hỏi và thỏa sức sáng tạo phát triển trí tuệ, kích thích tư duy.

Thiết kế trường mầm non

Lớp học đầy đủ với dụng cụ học tập

Bên cạnh đó, các phòng học nên có cửa sổ thông thoáng giúp phòng không bị bí và tạo sự thoáng mát, dễ chịu cho các trẻ khi học tập và sinh hoạt. Bên cạnh đó, các phòng học có thể bài trí thêm các chậu cây cảnh với không gian xanh giúp phòng học không bị nhàm chán và thiếu đi thiên nhiên.

2.5 Tiêu chuẩn thiết kế khu vực vui chơi cho trẻ nhỏ

Học mà chơi, chơi mà học. Khu vực vui chơi cũng vô cùng quan trọng khi thiết kế trường mầm non. Đó là nơi mà trẻ nhỏ có thể giải trí, vui chơi năng động và hoạt động thể chất sau mỗi giờ học giúp lấy lại tinh thần và cân bằng sinh hoạt. Khu vực vui chơi cần đặc biệt chú trọng tới sự an toàn của trẻ nhỏ, bên cạnh đó cần những trò chơi mang tính lành mạnh, giải trí và kích thích trí tuệ cũng như thể lực.

Thiết kế trường mầm non

Khu vực vui chơi, giải trí lành mạnh và an toàn cho trẻ

– Sân chơi cho trẻ cần rộng rãi, các thềm bậc không được nhô cao thấp bất thường, không gian ánh sáng đủ, nền sân hoặc vườn cỏ cũng cần phải thiết kế tránh trơn trượt cho trẻ.

– Với những trường mầm non có khuôn viên (không phải các trường mầm non tại các khu chung cư), sân chơi cần có nhiều cây xanh, tán lá rộng, ít sâu.

– Các đồ chơi, đồ vận động cần bố trí khoa học, không nên quá sát nhau mà cần có đường đi cho bé dễ dàng di chuyển khu sân chơi.

Thiết kế trường mầm non

Ngoài ra, tham khảo thêm những lưu ý khi thiết kế nội thất trường mầm non

Trên đây là những tiêu chuẩn cũng như nguyên tắc khi thiết kế trường mầm non đẹp đạt chuẩn quốc gia. Nếu có bất kì thắc mắc và câu hỏi nào, liên hệ với chúng tôi để nhận tư vấn miễn phí nhé. 

5/5 - (1 bình chọn)