Khi tiến hành ý tưởng thiết kế đô thị nào, các Kiến trúc sư và các chủ đầu từ cần phải tuân theo những yêu cầu sau đây:

1. Nguyên tắc thiết kế đô thị:

Thiết kế quy hoạch khu dân cư, đô thị mới vừa và nhỏ

– Cho phép tạo nên sự linh hoạt về mật độ và hình khối trong khu vực dự án mà vẫn đạt được các mục đích tổng thể về cơ cấu và đặc điểm đô thị toàn khu vực

– Tạo ra các đường phố lớn và các không gian công cộng với tầng cao và mật độ xây dựng công trình được nhấn mạnh để tạo không gian chủ đạo cho khu đô thị mới.

– Bố trí các chức năng công cộng quan trong dọc trên các tuyến đường lớn để tận dụng lợi thế đặc biệt của khu đất.

– Nhấn mạnh các khu nhà ở đa chức năng và thương mại dọc theo các đường phố lớn phù hợp với hình thức phát triển xây dựng của khu vực.

– Tạo nên các không gian đi bộ xuyên qua các khu chức năng để gắn kết các khu vưc cảnh quan trong dự án.

– Sử dụng kiến trúc cao tầng để nhấn mạnh tại các điểm nút trong khu vực.

– Tăng cường các góc nhìn quan trọng từ các khu vực cảnh quan tự nhiên, cây xanh và mặt nước tới các khu chức năng quan trọng của khu vực dự án.

– Thiết lập một hệ thống không gian mở liên kết rõ ràng với sự phân cấp theo thứ bậc về quy mô xây dựng và chức năng sử dụng.

– Tạo trục có tính dẫn hướng đến các công trình quan trọng như công trình dịch vụ đô thị, các trung tâm hoạt động đông người.

2. Tổ chức không gian:

2.1. Tạo các không gian trống tích cực, sống động an toàn:

Các không gian trống trong khu đô thị như khoảng cách giữa hai nhà, khoảng trống phía trước các công trình dịch vụ, các góc phố…được thiết kế hoàn chỉnh tạo thẩm mỹ cho không gian.

Đặc biệt các không gian công cộng trước các công trình sẽ được lập thành khi các công trình tuân theo một chỉ giới thống nhất, thẳng hàng để ‘định hình’ không gian.

Các công trình trong dự án luôn chú ý tới không gian khoảng xây lùi để tạo lập không gian, không gian phía trước những nơi sinh hoạt cộng đồng như ăn uống, giải khát, nơi gặp gỡ bạn bè, nơi họp chợ hay hội hè), nơi đi qua (phố, đường phố)….

Thiết kế quy hoạch khu dân cư, đô thị mới vừa và nhỏ

“Thổi sức sống” vào các không gian này bằng cách trồng cây và hoa, bố trí các thiết bị và tiện ích đường phố, các công trình điêu khắc – nghệ thuật, và nhiều các chi tiết khác để không gian đó trở nên sống động, ấm áp. Tạo thêm nhiều không gian sống động ở phía trước công trình nhà ở.

2.2. Thiết kế giao diện giữa công trình và không gian trống:

Để tạo được một không gian hoàn chỉnh các không gian ở giữa hai công trình những yếu tố tạo nên không gian tích cực làm tăng thêm cảnh quan xung quanh là rất quan trọng.

‘Giao diện’ là hình thức bên ngoài công trình, khoảng xây lùi –  khoảng cách giữa chỉ giới đường đỏ và chỉ giới xây dựng, phần không gian tầng 1, và những thành phần khác có ảnh hưởng đến mỹ quan chung.

Các thủ pháp thiết kế giao diện trong dự án được áp dụng bao gồm:

– Các công trình và không gian trống được thiết kế đồng thời theo những chủ đề, ý tưởng thống nhất. Tránh tình trạng để không gian trống là “phần thừa”, “phần còn lại” một cách ngẫu nhiên, vô thức sau khi bố trí công trình.

– Tạo nhịp điều kiến trúc hợp lý thông qua việc hướng dẫn thiết kế vị trí, kích thước các cửa đi, cửa sổ, hiên, ban công, logia sao cho cả tuyến phố đều đẹp.

– Khống chế các kích thước và vị trí, không nên áp dụng một mẫu cứng nhắc, sẽ làm giảm sự phong phú đa dạng của kiến trúc.

– Cân nhắc và khống chế sự chênh giữa cốt sàn tầng trệt so với cốt vỉa hè: tránh tình trạng cốt chênh quá lớn khiến vệt dắt xe máy lấn chiếm và cản trở việc đi lại của mọi người trên vỉa hè chung

– Hướng dẫn việc bố trí các chức năng sử dụng ở tầng trệt của dãy nhà ở liền kề, tổ chức các hoạt động bên trong công trình sao cho nó góp phần làm sinh động không gian nhìn từ bên ngoài, cải thiện diện mạo và không khí khu vực (cafe, quán ăn, cửa hiệu, sảnh lớn)

– Ở những phố có hè rộng, các hoạt động thương mại, dịch vụ – của các dãy nhà biệt thự liền kề hoặc các công trình dịch vụ công cộng, được phép tràn từ trong công trình ra bên ngoài hè phố. Nhưng cần phải xác định chỉ giới nhất định cho các hoạt động này và phải quản lý chặt chẽ việc sử dụng vỉa hè. Tránh tình trạng vỉa hè bị lấn chiếm tràn lan, mất trật tự như hiện nay.

Chọn lựa giải pháp kiến trúc cho công trình nhằm đạt được giá trị thẩm mỹ cho cảnh quan chung, cụ thể là:

– Phù hợp với các công trình lân cận về chỉ giới; nhịp điệu kiến trúc theo phương ngang, phương đứng; chiều cao, hình thức mái, vật liệu xây dựng…

Tuy nhiên, một công trình có thể có hình thức rất đặc biệt tạo điểm nhấn, tạo hiệu quả thị giác bất ngờ và đối nghịch. Những công trình này được xác định đặt ở góc đường, hoặc cuối điểm nhìn: như khối nhà hỗn hợp, các khối nhà biệt thự ở góc phố.

– Phù hợp với hình thái kết cấu không gian khu vực về mạng đường, ô đất, kiểu kiến trúc.

– Các công trình có chi tiết kiến trúc đặc trưng, vật liệu địa phương…

– Tạo mặt đứng kiến trúc phong phú về chi tiết khi nhìn ở các cự li khác nhau: thủ pháp mấu chốt là nhấn mạnh nhịp điệu kiến trúc theo phương đứng và các công trình luôn được quan tâm cả 4 mặt, tránh phô diễn những mảng tường trống.

– Với những dãy phố có hướng bất lợi (hướng Tây, Tây-bắc) cần có hướng dẫn sử dụng vật liệu che nắng tạm thời để đảm bảo mỹ quan chung.

– Khuyến khích sử dụng đồng bộ một kiểu mái che, tấm che trên một tuyến phố, khu phố để nhấn mạnh đặc trưng nhân tạo của khu vực.

2.3 Thiết kế Công trình: Khối tích – kích thước và Chức năng linh hoạt:

Thiết kế quy hoạch khu dân cư, đô thị mới vừa và nhỏ

Các công trình khi thiết kế luôn chú ý tới:

+ Tính bền vững môi trường (về tiêu thụ năng lượng, về khả năng thích ứng của không gian với các loại sử dụng khác nhau) quan hệ với cấu trúc đô thị xung quanh.

+ Chất lượng môi trường sinh hoạt trong công trình và nói rộng ra là trong cả khu vực đô thị.

Vì vậy khi bố trí và thiết kế các công trình, cần cân nhắc kỹ càng các yếu tố:

+ Chiều sâu, Chiều rộng

+ Tầng cao xây dựng

+ Góc công trình (các công trình nằm ở góc phố)

+ Chức năng (đa dạng)

+ Tính linh hoạt của công trình

2.4. Hệ thống không gian mở:

* Nguyên tắc thiết kế

+ Thiết kế cách tiếp cận đến các không gian mở dễ dàng

+ Kết nối các không gian mở thành hệ thống

+ Dùng các yếu tố cây xanh cảnh quan để cải thiện vi khí hậu

+ Xây dựng cơ chế quản lý không gian mở ngay từ khi thiết kế

2.4.1. Thiết kế hệ thống không gian trống

Tạo ra đa dạng các hình thức không gian trống: có rất nhiều loại hình không gian trống trong khu vực nghiên cứu. Những không gian mở này được thiết kế linh hoạt và liên hòa với nhau tạo thành một hệ thống không gian mở hấp dẫn. Điều này tạo cho người dân càng có nhiều cơ hội vui chơi, thư gian và yêu mến nơi ở của họ.

Các loại hình không gian mở trong khu đô thị mới được thiết kế chi tiết từ những không gian lớn đến những không gian nhỏ. Từ những không gian công cộng cho tới những không gian mở ở trước từng ngôi nhà, những không gian này đều được quản lý, thiết kế tạo nên hệ không gian mở hữu ích.

Thiết kế quy hoạch khu dân cư, đô thị mới vừa và nhỏ

+ Sân bãi phục vụ vui chơi, thể dục thể thao trong khu vực dự án không thể thiếu những không gian dành cho những hoạt động của trẻ em. Những không gian mở này được đặt chính thức thành các khu vui chơi giải trí có ý đồ, ví dụ như sân bóng đá, sân bóng rổ, sân chơi trẻ em.

+ Quảng trường phía trước công trình: Các không gian công cộng này được thiết kế có khoảng lùi thích hợp tạo nơi giao lưu, đi lại thích hợp. Những không gian này bố trí tại phía trước các công trình dịch vụ như: khách sạn, nhà ở hỗn hợp…

+ Sân chung: Là không gian bán tư hữu, không mở ra cho toàn thể cộng đồng mà thường được bố trí bên trong các ô phố, có vai trò như không gian trống phục vụ chung cho toàn bộ dân cư trong một ô phố, một nhóm nhà nhất định. Những không gian này được thiết kế chi tiết hoàn hảo với ghế ngồi, gách lát, hoa cỏ, đèn chiếu sáng, tạo nên một không gian thân thiện cho ngươì dân.

+ Sân chơi cho trẻ: Là các không gian trống nhỏ làm sân chơi cho trẻ, thường được rào chắn an toàn và nằm trong phạm vi đi bộ từ các nhà ở xung quanh, được quan sát trông nom dễ dàng bởi dân cư xung quanh

+ Sân trong (của một công trình): Các không gian này là không gian mở tư hữu, được đảm bảo một khoảng lùi nhất định dùng để đỗ và sữa chữa xe cộ, phương tiện giao thông cá nhân, không gian xanh trước từng ngôi nhà.

2.4.2. Thiết kế hệ thống các tuyến, điểm cây xanh cảnh quan:

+ Các hành lang xanh của khu đô thị: Các tuyến đường vòng xung quanh khu đô thị, đường dạo – có chức năng như các tuyến sinh thái – là nơi cách ly khu đô thị với các khu vực xung quanh. Những tuyến này là những tuyến cây xanh bao quanh khu vực dự án, dọc theo con kênh, các tuyến đường phía bắc, nam bao quanh dự án, đó là những ‘ngón tay’ xanh – thâm nhập vào các khu chức năng cho đến khu trung tâm của khu đô thị.

+ Các tuyến cây xanh đường phố:

– Khu cây xanh

Khu vực này được thiết có nhiều cây cối, hoa cỏ nhiều mầu sắc, kết hợp với hệ thống đèn chiếu sáng, tiện ích đô thị tạo nên khu vui chơi giải trí lý tưởng cho người dân địa phương. Khu vực này được bố trí đường dạo và trở thành khu công viên của khu vực là điểm dừng trong khu đô thị.

– Các không gian xanh: Các bãi cỏ – thường là nơi tổ chức các hoạt động cộng đồng như nơi giao lưu, gặp gỡ, trò truyện hoặc tổ chức các hoạt động thể thao như đánh cờ, đá bóng, đấu vật trong khu dân cư.

Thiết kế quy hoạch khu dân cư, đô thị mới vừa và nhỏ

Rate this post